Cổng kết nối là bộ phận quan trọng của máy chiếu, quyết định khả năng kết nối đa dạng và hiệu quả của máy chiếu. Một máy chiếu được trang bị nhiều cổng kết nối khác nhau. Tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn không hiểu biết rõ các cổng kết nối cũng như công dụng của nó. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu chi tiết những cổng kết nối thông dụng trên máy chiếu và công dụng của từng loại.
1. Cổng VGA
Đây là cổng tín hiệu truyền hình ảnh thông dụng nhất được trang bị trên mọi thiết bị máy chiếu và cả PC hay laptop. Bạn có thể xác định cổng này bằng chữ VGA hay Computer in trên máy chiếu đó chính là cổng VGA. Bên cạnh đó còn có cổng VGA out, nhưng đây là cổng xuất tín hiệu để chia sẻ cho những thiết bị phát hình khác như màn hình LCD, máy chiếu khác.
Đại đa số máy chiếu bán ra sẽ trang bị phụ kiện kết nối là dây VGA, bạn có thể sử luôn dây VGA này. Tuy nhiên, dây VGA chỉ nên được kết nối để truyền hình ảnh, bài thuyết trình sẽ có chất lượng phát ra trên máy chiếu là tốt nhất.
2. Cổng HDMI
Đây là cổng nhận tín hiệu hình ảnh thông dụng hiện nay cho các dòng máy chiếu. Hiện nay các thiết bị mới đều sử dụng cổng này. Hiện nay cổng HDMI hỗ trợ các chuẩn HDMI 1,3 – 1,4 và 2.0. Cổng HDMI hỗ trợ chất lượng hiển thị cao hơn cổng VGA, khi có thể truyền tín hiệu độ phân giải HD, Full HD và 4K. Bên cạnh khả năng truyền hình ảnh thì cổng kết nối này còn có thể truyền cả âm thanh chất lượng cao đến máy chiếu. Tuy nhiên cổng HDMI chỉ có cổng vào chú không có cổng xuất ra như VGA. Cổng tín hiệu này được trang bị nhiều trên laptop, pc, android box, HDplay, K+…
Khi bạn muốn xem phim độ nét cao, xem bóng đá, chơi game trên máy chiếu, hãy sử dụng cổng HDMI để cho ra hình ảnh tốt nhất. Tuy nhiên, dây nối HDMI thường sẽ không là phụ kiện đi kèm chính thức của nhiều sản phẩm máy chiếu. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng cổng HDMI, hãy chủ động mua kèm cùng với máy chiếu.
3. Cổng MHL
Cổng máy chiếu MHL (Mobile High-Definition Link) thực chất là sử dụng chung với cổng HDMI, xuất hiện 4 năm trở lại đây, loại cổng kết nối máy chiếu này thường tìm thấy trên một số thiết bị trình chiếu cao cấp.
Cổng kết nối này hỗ trợ cho phép người dùng truyền tải hình ảnh từ Smartphone lên máy chiếu. Đây là một tính năng hữu ích cho việc sử dụng trình chiếu văn bản, hình ảnh, video… từ điện thoại thông minh nhanh chóng và tiện lợi.
4. Cổng DVI
Cổng DVI là một loại cổng kết nối được sử dụng phổ biến giữa máy tính và màn hình hiển thị hiện nay. Cổng tín hiệu này khá giống với VGA có 24 chân hỗ trợ cả kỹ thuật số lẫn Analog. DVI có thể truyền tải video độ phân giải lên đến 1920 x 1200px, nếu kết nối dual-link cáp DVI hỗ trợ lên đến độ phân giải 260 x 1600px. Nhưng bạn nên biết DVI không hỗ trợ mã hóa HDCP vậy nên không thể trình chiếu được đĩa Bluray có bản quyền DRM.
5. Cổng Composite
Cổng Composite là cổng kết nối có thể nói là quen thuộc nhất. Cổng kết nối này có 3 dây, với 2 dây màu trắng và đỏ truyền âm thành và dây màu vàng truyền hình ảnh. Kết nối này chúng ta có thể nhìn thấy nhiều trên các đầu DVD/VCD, đầu bluray hay các thiết bị phát thông dụng khác. Cổng AV cho phép kết nối từ các thiết bị phát nguồn đến các thiết bị hiển thị hình ảnh như Tivi, máy chiếu…
Cổng AV sẽ xuất hiện trên máy chiếu nếu chiếc máy chiếu đấy có trang bị sẵn loa để phát âm thanh.
6. Cổng 3D-Sync/3D Vesa
Đây là cổng tín hiệu hình ảnh cho các máy chiếu HD 3D cao cấp của các hàng máy chiếu nổi tiếng như: Viewsonic, Optoma, Vivitek, BenQ. Cổng kết nối này có tác dụng truyền tín hiệu dữ liệu 3D từ các thiết bị đầu phát 3D chuyên dụng. Tuy nhiên cổng kết nối này hiện nay vẫn chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
7. Cổng LAN (RJ45)
Đây là cổng tín hiệu trình chiếu hình ảnh hỗ trợ trình chiếu từ máy tính trong mang LAN. Hơn nữa chúng ta có thể thiết lập máy chiếu trở thành một phần trong mạng LAN để có thể điều khiển và tắt bật máy chiếu từ xa trên máy tính thông qua mang LAN.
8. Cổng USB Type A/B/C
Cổng này có tác dụng nhận tín hiệu hình ảnh từ các thiết bị phát Wireless rời (USB Wireless). KHi bạn gắn vào cổng này sẽ cho phép trình chiếu không dây khi kết nối với Laptop, điện thoại thông minh.
Lưu ý: Nếu thông tin cấu hình máy có ghi thêm Only charging bên cạnh USB Type A thì có nghĩa nó chỉ có tác dụng cấp nguồn điện phục vụ sạc điện thoại qua Jack USB mà thôi.
Cổng USB Type B là cổng USB 2.0 và 3.0 chủ yếu dùng để phát trực tiếp các định dạng file thông dụng như văn bản, hình ảnh và video.
9. Cổng mini USB
Đây là cổng hỗ trợ cấp nguồn điện sạc cho các thiết bị di động như điện thoại, máy ảnh… Cổng Mini USB trên máy chiếu thường được đặt ở phía sau hoặc bên cạnh của máy chiếu và có thể được đánh dấu là “Mini USB” hoặc “USB Mini-B”. Khi được kết nối với máy tính hoặc thiết bị khác, cổng Mini USB này cho phép người dùng truyền tải dữ liệu từ thiết bị đó tới máy chiếu hoặc ngược lại.
Một số máy chiếu cũng hỗ trợ tính năng điều khiển từ xa thông qua cổng Mini USB. Tuy nhiên, cổng Mini USB đang dần được thay thế bởi các cổng kết nối USB Type-C và micro-USB, vì chúng có kích thước nhỏ hơn và có khả năng truyền tải dữ liệu và năng lượng tốt hơn.
10. Cổng Audio
Cổng này làm nhiệm vụ nhận tín hiệu âm thanh từ các nguồn phát dữ liệu. Cổng này được chia làm 2 dạng là Audio in là cổng vào và Audio out là cổng ra. Tuy nhiên tùy vào từng model mà cổng tín hiệu này có được trang bị hay không.
11. Cổng Video/S-Video
Cổng cắm máy chiếu Video là cổng tín hiệu hình ảnh được trang bị trên các thiết bị phát tín hiệu cũ như đầu DVD và cả một số loại đầu truyền hình kỹ thuật số trên thị trường hiện nay. Chất lượng hình ảnh nhận của cổng Video này thường không được tốt so với hai loại cổng kết nối máy chiếu VGA và HDMI, nên sẽ mờ hơn.
Cổng S-video cũng có tính chất tương tự như cổng kết nối máy chiếu Video, cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, tuy nhiên thiết bị có hỗ trợ cổng này hiện không nhiều.
12. Cổng IR
Cổng tín hiệu này có chức năng điều khiển máy chiếu từ xa qua sóng hồng ngoại. Cổng này cho phép bạn điều khiển đầu Bluray, các thiết bị ngoại vi khác được kết nối với máy chiếu thông qua việc sử dụng điều khiển từ xa của máy chiếu.
13. Cổng Trigger
Cổng Trigger trên máy chiếu thường được sử dụng với vai trò cung cấp nguồn điện cho các thiết bị ngoại vi với dung lượng 12V. Đây là một cổng đầu ra được tích hợp trên nhiều máy chiếu hiện đại để hỗ trợ kết nối và điều khiển các thiết bị ngoại vi khác như một phần của hệ thống trình chiếu.
- Khám phá ngay: Mẫu máy chiếu Epson EB 2155W hỗ trợ đa cổng kết nối
Có thể thấy, cổng kết nối được trang bị trên máy chiếu là bộ phận vô cùng quan trọng, nếu bạn nắm rõ các cổng kết nối và công dụng của từng loại sẽ giúp việc kết nối trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nếu bạn có thắc mắc gì về bài viết trên, hãy liên hệ với đội ngũ hỗ trợ để được tư vấn trực tiếp.